Phí bảo trì chung cư là gì? Những điều cần biết về phí bảo trì chung cư

Có thể bạn quan tâm:

Phí bảo trì chung cư là gì? Những khách hàng khi mua hoặc thuê căn hộ chung cư đều sẽ phải đóng phí bảo trì theo từng tháng đối với người thuê và theo năm đối với người mua. Vậy khoản phí này được thu nhằm sử dụng vào mục đích gì, có hợp lệ hay không.

Cùng Vingroup tìm hiểu ngay sau đây.

PHÍ BẢO TRÌ CHUNG CƯ LÀ GÌ?

Phí bảo trì chung cư được quy định là khoản phí mà người sử dụng phải đóng nhằm phục vụ các công tác bảo trì các hạng mục nằm trong sở hữu của chung cư nơi họ sống.

Ngoài căn hộ thuộc sở hữu riêng của người mua thì còn các hạng mục khác thuộc sở hữu chung của các dân cư như: hàng lang, hệ thống chiếu sáng, máy phát điện, cầu thang, hầm xe… đều nằm trong hạng mục cần được bảo trì mỗi năm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh các sự cố hỏng hóc.

bao-tri-tai-san-chung

Phí bảo trì phục vụ các công tác bảo trì, bảo dưỡng tài sản chung tại chung cư

CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ PHÍ BẢO TRÌ CHUNG CƯ

Theo luật nhà ở năm 2014, điều 108 và điểm b khoản 1 điều 3 chỉ rõ rằng, quy định về phí bảo trì chung cư phải tuân theo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Thứ 1, phí bảo trì chung cư mà người mua hoặc thuê căn hộ phải nộp là 2% trên giá trị căn hộ hoặc tiện ích khác mà người đó sở hữu.
  • Thứ 2, Thời điểm đóng phí bảo trì căn hộ là thời điểm nhận bàn giao nhà và điều khoản đóng phí phải quy định rõ trong hợp đồng mua hoặc cho thuê căn hộ. Người mua hoặc thuê nhà phải đóng 100% phí bảo trì cho chủ đầu tư ngay khi nhận bàn giao.
  • Thứ 3, đối với phần sở hữu riêng, gia chủ có nghĩa vụ phải đóng thêm phí bảo trì chung cư nếu kinh phí không đủ. Hoặc chủ sở hữu căn hộ có quyền tự bảo trì phần sở hữu riêng và đóng phí bảo trì cho phần sở hữu chung của tòa chung cư nơi họ ở.

PHÍ BẢO TRÌ CHUNG CƯ DO AI QUẢN LÝ?

Phí bảo trì chung cư sẽ do Ban quản trị tòa nhà quản lý. Tuy nhiên, đối với các chung cư mới xây dựng chưa có ban quản trị và công việc này sẽ được tiến hành theo quy trình dưới đây.

Đầu tiên, sau khi thu quỹ bảo trì chung cư, trong vòng 7 ngày đơn vị chủ đầu tư sẽ phải chuyển toàn bộ số tiền thu được vào tài khoản tiết kiệm của một quỹ tín dụng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Kể từ thời điểm giao căn hộ, sau đó 12 tháng khi đã có 50% hộ nhận bàn giao và đi vào sử dụng thì chủ đầu tư cần kết hợp với đơn vị Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị tòa nhà.

Trong vòng 7 ngày từ sau khi thành lập, Ban quản trị có nghĩa vị lập văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì gửi đến chủ đầu tư. Chủ đầu tư có nghĩa vụ tiếp nhận và chuyển giao toàn bộ khoản phí bảo trì chung cư và tiền lãi gửi tiết kiệm đã thu sang tài khoản do Ban quản trị quản lý.

phi-bao-tri-chung-cu

Quỹ quản lý chung cư là khoản khá lớn nên thường xuyên xảy ra chậm trễ và tranh chấp

PHÍ BẢO TRÌ CHUNG CƯ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi tiếp nhận chuyển giao kinh phí bảo trì chung cư từ chủ đầu tư, Ban quản lý có trách nhiệm sử dụng và quản lý khoản phí này theo đúng mục đích và hạng mục cần bảo trì như đã cam kết từ trước.

Các khoản phí dùng cho các hạng mục bảo trì chung bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ liên quan theo quy định của pháp luật tài chính đồng thời phải có báo cáo đối với Hội nghị nhà chung cư.

Các đối tượng, thành viên trong Ban quản trị chung cư nếu có những quyết định sai lầm trong việc sử dụng phí bảo trì chung cư sẽ chịu xử phạt theo quy định pháp luật, đồng thời phải bồi thường khắc phục thiệt hại.

Chỉ được phép sử dụng phí bảo trì chung cư cho các công tác bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư, tuyệt đối không sử dụng cho các công tác vận hành và các mục đích khác. Trường hợp nhà chung cư phải tháo dỡ theo quy định của pháp luật nhưng phí bảo trì chung cư chưa sử dụng hết thì sẽ được dùng cho việc hỗ trợ tái định cư và bảo trì chung cư tái định cư mới.

Trường hợp chủ đồng tư không bàn giao hoặc bàn giao chậm phần phí bảo trì thu được từ người sở hữu căn hộ sẽ bị xử phạt như sau:

  • Bàn giao chậm: Trường hợp bàn giao phí bảo trì chậm trễ hoặc bàn giao sai đối tượng không tuân theo quy định pháp luật chủ đầu tư sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt có thể lên tới 100 – 150 triệu đồng, đồng thời phải lập tức bàn giao khoản phí đó cho Ban quản trị.
  • Không bàn giao: Trường hợp Ban quản trị không nhận được bàn giao phí quản trị từ chủ đầu tư thì Ban quản trị có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh nơi có nhà chung cư để yêu cầu chủ đầu tư bàn giao. UBND tỉnh sẽ có trách nhiệm yêu cầu quỹ tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản cung cấp thông tin số tài khoản và số tiền trong tài khoản để phục vụ công tác điều tra.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO TRÌ CHUNG CƯ

Theo số liệu thu thập được từ giữa năm 2019 có thể thấy có 458 vụ tranh chấp liên quan đến nhà ở chung cư, trong đó có hơn 10% là các vụ liên quan đến tranh chấp việc quản lý và phí bảo trì chung cư.

Tại thành phố Hà Nội có đến 254/492 dự án chung cư và 33/82 chung cư tái định cư mà Ban quản trị chưa nhận được bàn giao phí bảo trì chung cư từ chủ đầu tư.

Có thể thấy giá trị 2% trên một tài sản có giá trị lớn là một số tiền không nhỏ, chưa kể một dự án chung cư có rất nhiều căn hộ nên con số thu được là rất lớn vì thế việc tranh chấp xảy ra càng căng thẳng hơn.

Từ những số liệu trên có thể thấy việc sử dụng và quản lý phí bảo trì chung cư tại nước ta còn nhiều vấn đề xảy ra, không đi theo đúng quy định. Để khắc phục tình trạng trên nhà nước đã quyết định tăng mức phạt bàn giao phí bảo trì chậm hoặc bàn giao không đúng đối tượng lên mức 150 triệu đến mức phạt cao nhất theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP điểm b khoản 7.

tranh-chap-phi-bao-tri-chung-cu

Nhiều dự án tranh chấp phí bảo trì dẫn đến việc người dân phải căng băng rôn đòi quyền lợi

Trên đây là những thông tin liên quan đến phí bảo trì chung cư mà người mua và thuê căn hộ chung cư nên biết để bảo vệ quyền lợi cá nhân.

Để biết thêm thông tin chi tiết về phí bảo trì chung cư, liên hệ:

Các câu hỏi thường gặp

  • Phí bảo trì chung cư sẽ do Ban quản trị tòa nhà quản lý. Tuy nhiên, đối với các chung cư mới xây dựng chưa có ban quản trị và công việc này sẽ được tiến hành theo quy trình dưới đây.

    Đầu tiên, sau khi thu quỹ bảo trì chung cư, trong vòng 7 ngày đơn vị chủ đầu tư sẽ phải chuyển toàn bộ số tiền thu được vào tài khoản tiết kiệm của một quỹ tín dụng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

    Kể từ thời điểm giao căn hộ, sau đó 12 tháng khi đã có 50% hộ nhận bàn giao và đi vào sử dụng thì chủ đầu tư cần kết hợp với đơn vị Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị tòa nhà.

    Trong vòng 7 ngày từ sau khi thành lập, Ban quản trị có nghĩa vị lập văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì gửi đến chủ đầu tư. Chủ đầu tư có nghĩa vụ tiếp nhận và chuyển giao toàn bộ khoản phí bảo trì chung cư và tiền lãi gửi tiết kiệm đã thu sang tài khoản do Ban quản trị quản lý.

  • Phí bảo trì chung cư được quy định là khoản phí mà người sử dụng phải đóng nhằm phục vụ các công tác bảo trì các hạng mục nằm trong sở hữu của chung cư nơi họ sống.

    Ngoài căn hộ thuộc sở hữu riêng của người mua thì còn các hạng mục khác thuộc sở hữu chung của các dân cư như: hàng lang, hệ thống chiếu sáng, máy phát điện, cầu thang, hầm xe… đều nằm trong hạng mục cần được bảo trì mỗi năm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh các sự cố hỏng hóc.

duanvin

Chuyên gia bất động sản
Chuyên ngành Bất động sản – đã có hơn 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực bất động sản

Bài viết cùng chủ đề